Bạn hiểu như thế nào về gạo còn cám và gạo nguyên cám?

Ngày đăng: 25/10/2022 08:45 AM

         Gạo là lương thực chính và truyền thống của người Việt Nam. Do đó, nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về các loại gạo, và giá trị lợi ích mà gạo mang đến sức khỏe con người đều được nhiều người nâng cao. Vậy bạn đã từng nghe qua "Gạo còn cám" hoặc "Gạo nguyên cám" là gạo gì chưa? 

    Gạo còn cám


         Khi nền nông nghiệp chưa được hiện đại hoá, máy móc còn rất thô sơ, hạt gạo ngày đó không được trắng trẻo, bóng bẩy như hạt gạo bây giờ. Khi cầm hạt gạo trên tay sẽ thấy nhám nhám và khi vo gạo nước vo có màu sữa đục, đó là do lớp cám gạo còn sót lại bên ngoài hạt gạo chưa được xay xát kĩ tạo nên, được gọi là gạo còn cám. Gạo còn cám hoàn toàn không phải gạo lứt. 

    Lợi ích của gạo còn cám 

         - Gạo còn cám chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất nhiều hơn gạo trắng rất nhiều:

         - Gạo còn cám cung cấp thành phần dinh dưỡng và bổ sung thêm nhiều nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể như Sắt, Canxi, Kẽm… đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh và cơ xương.

         - Hàm lượng vitamin B1 trong cám gạo rất cao, sẽ giúp cải thiện chức năng tim, cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ đục thuỷ tinh thể, tăng cường tuần hoàn máu và trợ giúp trong việc tiêu hoá

         - Làm chậm quá trình lão hóa tế bào, chống oxy hóa, tăng cường khả năng tái tạo tế bào giúp cơ thể tăng cường khả năng phục hồi.

         - Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

    Gạo nguyên cám là gì? 


         Gạo nguyên cám hay còn gọi là gạo lứt, là loại gạo khi vừa gặt xong, chỉ tiến hành xay tuốt trấu không qua khâu đánh bóng và làm trắng hạt gạo. Điều này giúp hạt gạo giữ lại được lớp vỏ cám quý giá. 

    Lợi ích của gạo nguyên cám 

         Gạo nguyên cám có chứa nhiều chất xơ, các vitamin như: B1, B2, B3, B5, B6, B9, khoáng vi lượng gồm: canxi, sắt, kẽm, magie, kali, photpho, mangan nằm chủ yếu ở lớp cám, còn phía bên trong hạt gạo chứa tinh bột và đường. Như vậy, khi nhìn bằng mắt thường, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, gạo còn cám có màu hơi ngà trắng. Còn gạo lứt vì còn nguyên lớp cám nên sẽ có màu nâu vàng nhạt.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline