Đa số người dân mỗi vùng sẽ thích dùng loại gạo nào? Bữa cơm hằng ngày của họ sẽ được thưởng thức theo cách nào? Cùng tìm hiểu qua câu chuyện ngày hôm nay bạn nhé.
Nhắc đến các đặc tính gạo, người ta phân ra các loại như sau.
○ Gạo dẻo và gạo xốp: Khi nhai cơm bạn sẽ nhận ra một cách dễ dàng là đó là gạo dẻo hay xốp. Gạo dẻo sẽ có độ dính hơn so với gạo xốp và ngược lại.
○ Gạo ướt cơm và khô/ráo cơm: điều này dễ dàng nhận ra khi bạn ăn cơm. Với gạo khô hơn khi bạn xới lên, cơm sẽ không có độ dính nhiều và hạt cơm có phần tơi hơn một chút.
○ Gạo dai cơm và gạo mềm cơm: Nếu bạn nhai chậm hạt cơm dai sẽ có cảm giác hơi dính nhẹ. Còn với gạo có tính chất mềm cơm, gạo sẽ dễ nhai hơn.
○ Ngoài ra, gạo còn có các đặc tính như: thơm, ngọt cơm …
○ Tuỳ vào khẩu vị của từng người, nhu cầu sử dụng, món ăn, … mà từng loại gạo sẽ phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng khác nhau.
Chẳng hạn như, tại các khu đô thị cao như Sài Gòn hay Thủ Đô, thu nhập bình quân khá cao, người tiêu dùng có những yêu cầu khá cao về chất lượng gạo. Đa số họ thích dùng gạo dẻo tương đối, nở ít, cơm ngọt và thơm. Để phục vụ cho nhu cầu này, các quán ăn trung và cao cấp tại khu đô thị cũng ưu tiên nhập các loại gạo này.
Ngoài ra, người tiêu dùng khi mua gạo ăn hằng ngày cũng chọn những loại gạo tốt cho sức khoẻ như Gạo còn cám, Gạo lứt, …
Trái ngược hoàn toàn, ở các vùng nông thôn, người dân có thói quen chan canh vào cơm, thế nên dòng gạo hơi khô, ráo cơm và rời hạt sẽ phù hợp hơn với họ. Không những cơm, với cháo họ cũng dùng các loại gạo tẻ, hơi khô và rời hạt, nấu khá loãng, dùng kèm với thức ăn.