Gạo tẻ so với gạo lứt có gì khác nhau? Đây ắt hẳn là câu hỏi mà rất nhiều luôn thắc mắc. Gạo trắng là nguồn lương thực chính của ½ dân số thế giới. Nhưng gạo lứt cũng không hề kém cạnh về mức độ phổ biến. Vậy chúng ta nên chọn loại gạo nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Gạo là một trong những loại lương thực chính yếu tại nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Gạo cũng được thành nhiều loại với đa dạng các loại màu sắc, từ trắng, nâu đến đỏ thẫm. Mỗi loại chứa một hàm lượng tiêu chuẩn nhất định. Trong đó, gạo trắng là loại gạo được người Việt tiêu thụ nhiều nhất.
Theo đó, giá trị dinh dưỡng của gạo cũng phụ thuộc vào nhiều vào điều kiện khí hậu, đất đai, quy trình sản xuất, bảo quản và chế biến. Tuy nhiên, nhìn chung, thành phần dinh dưỡng của gạo tẻ đều sẽ bao gồm những chất sau:
Tuỳ vào từng giống gạo và cách bảo quản, hàm lượng protein có trong gạo trắng có thể dao động từ 7 – 8,5%. Đồng thời hệ số hấp thụ của loại protein này rất cao, gần 98%. Nhưng khi ăn cơ thể chúng ta chỉ sử dụng khoảng 58%.
Ngoài ra, protein trong gạo tẻ có hàm lượng lysin ít. Do đó, trong bữa ăn hàng ngày, chúng ta phải kết hợp ăn cơm với các loại thực phẩm động thực vật khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Theo đo lường, hàm lượng glucid trong gạo chiếm chiếm khoảng 70 – 80%. Glucid này bao gồm tinh bột và xenlulozơ. Trong đó, xenlulozơ có nhiệm vụ kích thích tiêu hoá, thuỷ phân tinh bột.
Ngược lại, tinh bột là một tập hợp nhiều chất, gồm amylopectin và amylose. Vì các phân tử amylopectin có cấu trúc mạch dài và nhiều mạch nhánh cho nên khả năng ngậm nước cao và khó tiêu hoá hơn amylose. Tuy nhiên, khi lúa chín và được thu hoạch, một phần amylopectin đã chuyển thành amylose. Do đó, gạo mới khi nấu chín bao giờ cũng dẻo hơn.
Vitamin và khoáng chất là một trong những thành phần dinh dưỡng gạo tẻ chứa rất ít. Nhưng gạo nâu hay gạo lứt, ngược lại, khá giàu dưỡng chất này. Do đó, tùy vào nhu cầu, bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại gạo sao cho phù hợp
Axit ferulic và lignans là hai chất được tìm thấy nhiều trong các loại gạo nâu. Tương tự như trên, gạo trắng không phải là nguồn cung dồi dào chất dinh dưỡng này. Vậy hai hợp chất này có giá trị dinh dưỡng gì mà chúng ta cần phải lưu ý?
.